Hướng dẫn sử dụng nút nhấn để điều khiển còi báo động trên VDK 89S52.
Loa báo động sử dụng AT89S52
Chào các bạn!
Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn cách sử dụng nút nhấn để điều khiển còi báo động trên VDK 89S52.
1. Sơ đồ nguyên lý khối loa trên AT89S52
2. Giải thích sơ đồ nguyên lí
Từ sơ đồ nguyên lí trên các bạn có thể thấy nó có một chiếc nút nhấn nối với 1 PORT (P3.2) của VĐK và 1 còi đã được nối qua BJT C1815 để nâng dòng lên. Các tụ, thạch anh được mắc với nhau tạo thành một khối dao động cấp xung cho vi điều khiển tại các chân XTAL1,XTAL2. Và thêm một nút nhấn được nối với chân RESET của vi điều khiển để Reset lại mạch. Ở mạch này các bạn có thể coi nút nhấn (SW1) như 1 tín hiệu đưa vào VĐK (giống như 1 loại cảm biến nào đó: CB ánh sáng, CB chuyển động, CB mưa, ...) để làm một mạch báo động điều khiển tùy các bạn.
Cụ thể trong mạch này, khi bạn nhấn nút nhấn, còi báo động sẽ kêu lên. Bạn có thể thay thế nút nhấn bằng một tín hiệu khác như cảm biến ánh sáng,... và điều này phụ thuộc vào cách lập trình của bạn. Dưới đây là một chương trình đơn giản điều khiển nút nhấn làm cho còi báo động kêu lên.
3. Chương trình
Giải thích code:
Đoạn code này rất đơn giản. Nó chỉ hoạt động khi có tín hiệu từ nút nhấn vào VĐK thì VĐK sẽ nhận tín hiệu và xử lí làm cho còi kêu. Ở câu lệnh "if" là câu lệnh điều kiện. Khi điều kiện đúng thì sẽ hoạt động tiếp. Sai điều kiện thì mạch sẽ không hoạt động. Sau khi so sánh với điều kiện VĐK sẽ làm cho PORT P3_6 hoạt động sau đó 1 khoảng thời gian delay thì loa sẽ tắt.
4. Các linh kiện tham khảo
STT | TÊN LINH KIỆN | SỐ LƯỢNG |
1 | AT89S52 | 1 |
2 | Trở 10k | 2 |
3 | Trở 1k | 2 |
4 | C1815 | 1 |
5 | Còi buzzer | 1 |
6 | 1N4007 | 1 |
7 | Tụ hóa 10uF | 1 |
8 | Tụ gốm 33p | 2 |
9 | Thạch anh 11.0592Mhz | 1 |
10 | Nút nhấn 2 chân | 2 |
11 | Dụng cụ làm mạch |
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Hotline: 0979 466 469