Tìm hiểu rơ le (relay) là gì, các loại rơ le và ký hiệu của từng loại, ứng dụng trong thực tế
Rơ le (Relay) là gì
Rơ le (Relay) là một công tắc điều khiển (mở và đóng) mạch điện. Thiết này hoạt động bằng cách dựa vào tín hiệu để kết nối hoặc ngắt kết nối mà không có sự can thiệp của con người. Nó được sử dụng chủ yếu để điều khiển mạch điện công suất cao (high powered circuit) bằng tín hiệu năng lượng thấp (low power signal). Tín hiệu dòng một chiều thường được sử dụng để điều khiển mạch có điện áp cao, ví dụ như điều khiển các thiết bị gia dụng dòng xoay chiều bằng tín hiệu dòng một chiều từ vi điều khiển.
Ký hiệu rơ le
Rơ le kiểu Mỹ, SPST, SPDT, DPST, DPDT
Ký hiệu relay IEC, SPDT
Các loại rơ le
Rơ le có rất nhiều loại hoạt động theo các nguyên lý khác nhau. Có thể phân loại chúng như sau:
Các loại rơ le dựa trên nguyên lý hoạt động
Rơ le nhiệt điện: Hai loại vật liệu khác nhau được nối với nhau tạo thành một dải lưỡng kim (bimetallic strip). Khi dải này được cấp năng lượng nó sẽ uốn cong. Tính chất uốn cong này được sử dụng để kết nối với các tiếp điểm.
Rơ le điện cơ: Với sự trợ giúp của một số bộ phận cơ khí và dựa trên đặc tính của nam châm điện để tạo kết nối với các tiếp điểm.
Rơ le bán dẫn (solid state relay): Thay vì sử dụng các bộ phận cơ khí như rơ le nhiệt điện và rơ le điện cơ, loại này sử dụng các thiết bị bán dẫn. Vì vậy tốc độ chuyển mạch của thiết bị dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ưu điểm của loại này là tuổi thọ cao và chuyển mạch nhanh hơn các rơ le khác.
Rơ le hybrid: Là sự kết hợp của rơ le điện cơ và rơ le bán dẫn
Các loại rơ le dựa trên sự phân cực
Rơ le phân cực: Giống như rơ le điện cơ nhưng có cả nam châm vĩnh cửu và nam châm điện. Chuyển động của phần cứng (armature) phụ thuộc vào sự phân cực tín hiệu đầu vào trên cuộn dây. Loại này được ứng dụng trong điện báo.
Rơ le không phân cực: Cuộn dây của rơ le không phân cực và hoạt động của nó không thay đổi khi có sự thay đổi tính phân cực của tín hiệu đầu vào.
Ứng dụng của rơ le
Ứng dụng của rơ le là vô hạn. Chức năng chính của nó là điều khiển mạch điện áp cao (mạch 230V dòng xoay chiều) với nguồn điện áp thấp (điện áp dòng 1 chiều).
Rơ le không chỉ được sử dụng trong các mạch điện lớn mà còn được sử dụng trong các mạch máy tính để thực hiện các phép toán số học và toán học.
Sử dụng để điều khiển công tắc động cơ điện. Để bật động cơ điện cần nguồn 230V dòng xoay chiều, nhưng trong một số trường hợp lại cần bật động cơ với điện áp nguồn dòng một chiều. Lúc đó phải sử dụng đến relay.
Rơ le được ứng dụng trong bộ ổn định tự động (automatic stabilizer). Khi điện áp nguồn khác với điện áp định mức, rơ le sẽ cảm nhận được sự khác biệt điện áp và điều khiển mạch tải (load circuit) với sự trợ giúp của bộ ngắt mạch (circuit breaker).
Được sử dụng cho việc lựa chọn mạch (circuit selection) nếu hệ thống có nhiều hơn 1 mạch.
Sử dụng trong bộ điều khiển tín hiệu giao thông, bộ điều khiển nhiệt độ.
Hotline: 0979 466 469