Tìm hiểu vi tiết về mạch điều khiển buzzer. Tại sao cần phải có mạch điều khiển buzzer cũng như chi tiết sơ đồ mạch và một số lưu ý
Mạch điều khiển Buzzer
Mỗi ngày bạn phải gọi các thành viên trong gia đình dậy ăn sáng hay dậy đi làm… trong khi người bạn muốn gọi lại ở một phòng khác. Nếu có một cái còi trong phòng, kết hợp với một nút bấm ở dưới cầu thang hoặc trong nhà bếp, bạn sẽ giải quyết được vấn đề trên với một mạch điều khiển buzzer.
Thành phần chính của mạch điều khiển này là IC1 (IC TDA2030). IC này có tích hợp bảo vệ nhiệt do đó mạch sẽ lâu hỏng. Điện áp R1 và R2 bằng một nửa điện áp nguồn vào chân dương của OPAMP. R3 hồi tiếp dương. C2, R4 và P1 xác định tần số dao động của mạch.
Tần số của âm thanh cũng có thể được điều chỉnh bằng P1 (biến trở tinh chỉnh). Âm lượng của chuông không điều chỉnh được. Vì vậy bạn có thể nhấn nút ở bất cứ vị trí nào mà âm lượng vẫn không thay đổi. Do đó, chuông có thể được đặt ở vị trí thích hợp, như phòng ngủ hoặc bất cứ nơi nào bạn muốn. Sử dụng dây loa để kết nối. Dây nối chuông thường có thể gây ra tổn thất điện năng đáng kể nếu chuông đặt ở xa. Vì vậy, chuông phải có khả năng xử lý công suất liên tục ít nhất 6W (với điện áp nguồn 20V).
Công suất giảm nhanh khi điện áp cung cấp giảm (P = Urms 2/RL). Việc cung cấp điện cho mạch này không quá quan trọng. Tuy nhiên, nó phải có đủ khả năng cung cấp dòng điện. Giá trị phù hợp nằm trong khoảng 400 mA /20 V. Hoặc với dòng là 25mA thì điện áp cần cung cấp cho mạch là 4V.
Hotline: 0979 466 469